Các vòng hòa thanh trong đệm đàn


Một số vòng hợp âm thường dùng trong đệm hát guitar

hợp âm thứ, bậc 7 là hợp âm giảm (dim)

Canon in C Trước tiên phải kể đến vòng hợp âm Canon in D huyền thoại của nhạc sĩ Johann Pachelbel viết ở tông D trưởng, đây là vòng hợp âm phổ biến nhất và cơ bản nhất để bước vào con đường âm nhạc, đặc biệt là trên guitar.

Những khi tập chơi, luyện tập thì ta có thể giảm xuống 1 cung thành vòng Canon in C để có thể bấm, di chuyện hợp âm dễ dàng hơn. Có thể kể tên nhiều bài hát kinh điển để tán gái như Chỉ Anh Hiểu Em, Suy Nghĩ Trong Anh của nhạc sĩ Khắc Việt đều viết ở vòng hoà thanh này:

1 5 6 3 4 1 2 5

Nếu bạn là người tập tành sáng tác nhạc thì đây là một vòng hợp âm an toàn dành cho bạn, rất nhiều bài hát nhạc thị trường kiểu mì ăn liền, nhạc thì trường, Kpop sáng tác theo lô đặt hàng cũng được viết ở bộ khung này, dĩ nhiên không nhất thiết phải ở giọng C trưởng.

Vòng hợp âm [ Am F C G ]

Đây cũng là một vòng hợp âm mà rất, rất nhiều bài hát sử dụng, chưa kể đến khả năng biến tấu của nó, có thể kể ra được rất nhiều bài hát : Lặng Thầm Một Tình Yêu (giọng Cm), Thu Cuối (Bm), Cơn Mưa Ngang Qua, Người nào đó, Tim lại, Wait , Forever Alone, Anh không đòi quà. Một nhà (Am) , v.v…

Những vòng hợp âm trong âm giai thứ

Ta có âm giai thứ cơ bản A B C D E F G tương ứng với các bậc từ 1 đến 7

Bậc 1 4 5 là các hợp âm thứ, bậc 3 6 7 là các hợp âm trưởng, riêng bậc 5 có thể có hợp âm trưởng hoặc trưởng 7 để hút về âm chủ bậc 1 thứ, bậc 2 là hợp âm giảm (dim)

Vòng hợp âm ( Am Dm G C)

Đây là vòng hợp âm trữ tình thường thấy ở các bài nhạc nhẹ Việt Nam thập niên 80, 90, phần sau để dẫn vào điệp khúc có thể thay đổi tuỳ theo ý đồ của nhạc sĩ.


Có thể dẫn ra vài BH có sử dụng vòng hợp âm này và trở nên nổi tiếng như Phố Xa, Tình Khúc Vàng v.v…

Vòng hợp âm ( F G Em Am)

“Này mùa đông ơi xin hãy làm tuyết rơi, để trắng lối em anh về…” là một VD điển hình cho việc sử dụng vòng hợp âm này, với sắc thái trữ tình mềm mại, nó có thể làm cao trào ở điệp khúc (Nơi Tình Yêu Bắt Đầu) hay gợi nên một nỗi buồn man mác ( Vệt Nắng Cuối Trời, Có Khi Nào Rời Xa), niềm tiếc nuối (Nắng Ấm Xa Dần), bắt đầu bằng một hợp âm không phải âm chủ là một thử thách đối với sức sáng tạo của tác giả một bài hát mới.

Còn rất nhiều vòng hợp âm nâng cao khác sẽ do sẽ cảm âm của bạn, trên đây chỉ là những gì cơ bản nhất để bạn nắm lấy những qui luật của giai điệu, một bài hát nổi tiếng không cần quá cầu kỳ phức tạp, đôi khi chỉ cần hai hợp âm bậc 1 và bậc 5 như Ngày Đẹp Tươi của Hoàng Hải, nhưng những giai điệu lạ của Đức Huy cũng dễ khiến bạn có thêm động lực để tìm tòi những gì sâu xa hơn trong thứ ngôn ngữ kì diệu ấy…

Post a Comment

- Vui lòng không spam
- Không quảng cáo
- Không sử dụng những từ ngữ thô tục.

Previous Post Next Post