Duyên hải miền trung bao gồm các tỉnh từ Đèo Ngang trở vào
Bình Thuận, ứng với vương quốc Chămpa cổ, gồm có 11 tỉnh:
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình
Thuận.
Phía Bắc giáp Hà Tĩnh (ranh giới là Đèo Ngang).
Phía Nam giáp Đông Nam Bộ.
Phía Tây giáp Lào và Tây Nguyên.
Phía Đông giáp biển Đông (có nhiều vịnh, biển đẹp tầm quốc tế).
Thành phố trực thuộc Trung Ương là Đà Nẵng.
Địa hình có hai dạng chính: miền núi và đồng bằng thung lũng hẹp. Độ cao thấp dần từ Tây sang Đông. Có nhiều nhánh núi nhỏ đâm thẳng ra biển làm ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh ( cụ thể là: đèo Ngang giữa Quảng Bình và Hà Tĩnh, đèo Hải Vân giữa Đà Nẵng, đèo Bình Đê giữa Quảng Ngãi và Bình Định, đèo Cù Mông giữa Bình Định và Phú Yên, đèo Cả giữa Phú Yên và Khánh Hòa).
Khí hậu: từ phía Bắc đèo Hải Vân trở ra Quảng Bình (Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình) một năm có 4 mùa giống miền Bắc. Từ nam đèo Hải Vân đến Bình Thuận có mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, kèm mưa bão (trung bình 10 lần/năm), và có lũ quét dữ dội (khác lũ hiền ở miền Tây Nam Bộ).
Phía Bắc giáp Hà Tĩnh (ranh giới là Đèo Ngang).
Phía Nam giáp Đông Nam Bộ.
Phía Tây giáp Lào và Tây Nguyên.
Phía Đông giáp biển Đông (có nhiều vịnh, biển đẹp tầm quốc tế).
Thành phố trực thuộc Trung Ương là Đà Nẵng.
Địa hình có hai dạng chính: miền núi và đồng bằng thung lũng hẹp. Độ cao thấp dần từ Tây sang Đông. Có nhiều nhánh núi nhỏ đâm thẳng ra biển làm ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh ( cụ thể là: đèo Ngang giữa Quảng Bình và Hà Tĩnh, đèo Hải Vân giữa Đà Nẵng, đèo Bình Đê giữa Quảng Ngãi và Bình Định, đèo Cù Mông giữa Bình Định và Phú Yên, đèo Cả giữa Phú Yên và Khánh Hòa).
Khí hậu: từ phía Bắc đèo Hải Vân trở ra Quảng Bình (Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình) một năm có 4 mùa giống miền Bắc. Từ nam đèo Hải Vân đến Bình Thuận có mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, kèm mưa bão (trung bình 10 lần/năm), và có lũ quét dữ dội (khác lũ hiền ở miền Tây Nam Bộ).
Thời cổ đại:
Ở Quảng Trị, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huê người ta phát hiện nhiều trống đồng chứng tỏ vào thời kỳ Hùng Vương ở phía Bắc, vùng này đã có các cộng đồng thiểu số sinh sống. Họ đã giao lưu với người Bắc Việt ở phía Bắc. Họ có thể là các cư dân cổ của Đông Nam Á. Vào khoảng 500 năm trước Công nguyên có một luồng cư dân từ vùng đảo Inđônêsia thuộc chủng Polynesien hay Mã Lai – Đa Đảo đến định cư. Sau đó họ chia làm các nhánh hướng về Tây Nguyên lập nghiệp: người Êđê, GiơRai, Churu, Rănglay. Riêng ở vùng duyên hải miền Trung là cộng đồng người Chăm có điều kiện giao lưu với thế giới bên ngoài tốt nhất. Người Chăm sớm tiếp nhận văn minh Ấn Độ. Cuối thế kỷ thứ II, đầu thế kỷ thứ III đã có chữ Phạn xuất hiện ở vùng Diên Khánh – Nha Trang. Tuy nhiên các cộng đồng người Chăm ở ven sườn núi không bị ảnh hưởng Ấn Độ giáo (người ta gọi là Chăm H’Roi). Người Chăm truyền thống đã tạo nên văn hóa rực rỡ cho riêng mình trước khi bị văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng, đó là văn hóa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi).
Thời trung đại:
Từ thế kỷ thứ IV ở miền Trung tồn tại một vương quốc tên là Lâm Ấp (Xứ Rừng). Từ đây đạo Bà La Môn giáo đã được vương triều Lâm Ấp chấp nhận gần như là quốc giáo. Tiến hành xây thánh địa Mỹ Sơn ở thượng nguồn sông Thu Bồn, dưới chân núi Chúa. Ở đoạn giữa sông Thu Bồn là kinh đô Simhapura (Trà Kiệu) và cuối nguồn nơi biển Cửa Đại là cảng Đại Chiêm. Đây là trung tâm quan trọng bậc nhất của lịch sử Chămpa kéo dài đến thế kỷ 11. ở Mỹ Sơn đã xây dựng được gần 70 tháp, nay còn khoảng 20 tháp. Đến thế kỷ VI, vương quốc Lâm Ấp được đổi thành vương quốc Chămpa (tên loài hoa Đại hay hoa Sứ biểu hiện sự tinh khiết mọc nhiều ở miền Trung; là tên của một thành phố cổ – nơi xuất phát của đạo Bà La Môn).
Từ thế kỷ XI, vương quốc lùi về Quy Nhơn với thành Đồ Bàn – Quy Nhơn.
Thế kỷ thứ VIII, IX có tiểu quốc ở xứ Kau–tha–ra (Nha Trang), Pôsanư (Phan Thiết). Thế kỷ XIII, XIV vương triều của họ ở Panduranga (Phan Rang) với tháp Pôklonggiarai và Pôrômê.
Thời nhà Lý, Đại Việt đã mở những trận đánh sang Chămpa, bắt nhiều tù binh (nghệ nhân tài giỏi) về phục dịch kinh thành Thăng Long.
Đến thời Trần, vua Chế Bồng Nga đã chỉ huy đội thủy binh 3 lần chiếm đánh Thăng Long, vua nhà Trần phãi bỏ chạy vào rừng. Đến lần thứ 4 thì bị thất bại. Nhà Trần với tinh thần Phật giáo: “Từ bi hỉ xả” đã gả công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân năm 1306. đổi lại vua Chế Mân dâng 2 ô Châu, Lý (từ Quảng Bình đến Bắc sông Thu Bồn) cho Đại Việt.
Ngày nay ở Huế vẫn còn đền thờ và lễ hội Huyền Trân tại điện Hòn Chén. Đến thời vua Lê Thánh Tông – thế kỷ XVI, ranh giới của Đại Việt đã tới Đèo Cả – Phú Yên (núi Đá Bia – Thạch Bia Sơn).
Đến năm 1695, Nguyễn Hữu Cảnh dánh tan phủ Thuận Thành ở Phan Rí, vương quốc Chămpa chính thức suy vong.
Khi vương quốc Chămpa suy vong cũng là lúc hình thành xứ Đàng Trong của Đại Việt vào năm 1558.
Tại Phú Xuân đã trải qua 9 đời Chúa, 13 đời Vua mở mang bờ cõi đất phương Nam như ngày nay. Riêng ở đời Chúa Nguyễn Phúc Ấn cuối thế kỷ XVIII, có phong trào Tây Sơn nổ ra ở Bình Định, đã lên ngôi thay Chúa Nguyễn khoảng 25 năm, dẹp được 2 kẻ thù xâm lăng lớn nhất lúc bấy giờ là: 29 vạn quân Thanh ở phía Bắc, và 25 vạn quân Xiêm ở phía Nan, với nhiều cải cách lớn, nhất là sự ra đời của Chữ Nôm.
Nhà Nguyễn đã để lại nhiều di sản văn hóa, truyền thống ở miền Trung như Kinh thành Huế, lăng, tẩm, đền, đài, đình, phố cổ,… Huế đã được Unesco ghi nhận là di sản văn hóa thế giới.
1858, Pháp đánh vào Đà Nẵng chuẩn bị thôn tính nước ta. Đến 1884, vua Tự Đức đã ký hàm ước Pa-trơ-nốt biến Trung kỳ thành xứ bảo hộ của Pháp, nhập vào Liên hợp Đông Dương của Pháp gồm 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
Nhiều phong trào yêu nước nổ ra như: phong trào Cần Vương với các cụ Trần Quý Cáp, Trịnh Phong, vua Hàm Nghi, Duy Tân, phong trào của cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
Từ khi Đảng Công sản ra đời, cách mạng miền Trung phát triển vượt bậc. Tại Huế, ngày 23 tháng năm 1945, vua Bảo Đại chính thức trao ấn kiếm cho chính quyền Cách mạng, chính thức thoái vị, kết thúc triều đình nhà Nguyễn ở miền Trung Việt Nam.
Thời chống Mỹ 1954 – 1975 đây là địa bàn chiến lược giáp ranh với Bắc Việt nên nhiều căn cứ quân sự hiện đại nhất của Mỹ được lập tại đây như: căn cứ Chu Lai ở Núi Thành – Quảng Nam, Nam Ô ở Đà Nẵng.
Nhiều trận đánh nổi tiếng ở miền Trung như: trận Chu Lai. Tết Mậu Thân ở Huế năm 1968, vụ thảm sát Mỹ Lai năm 1986 ở Quảng Ngãi, trận đánh ở Thành cổ Quảng Trị năm 1972.
Ngày nay với ưu thế lịch sử Chămpa để lại nhiều đền tháp đẹp, nhà Nguyễn để lại nhiều kinh thành, đền, chùa, nhiều căn cứ thời chống Mỹ cùng với các bãi biển đẹp, các món ăn ngon là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch Miền Trung.
Ở Quảng Trị, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huê người ta phát hiện nhiều trống đồng chứng tỏ vào thời kỳ Hùng Vương ở phía Bắc, vùng này đã có các cộng đồng thiểu số sinh sống. Họ đã giao lưu với người Bắc Việt ở phía Bắc. Họ có thể là các cư dân cổ của Đông Nam Á. Vào khoảng 500 năm trước Công nguyên có một luồng cư dân từ vùng đảo Inđônêsia thuộc chủng Polynesien hay Mã Lai – Đa Đảo đến định cư. Sau đó họ chia làm các nhánh hướng về Tây Nguyên lập nghiệp: người Êđê, GiơRai, Churu, Rănglay. Riêng ở vùng duyên hải miền Trung là cộng đồng người Chăm có điều kiện giao lưu với thế giới bên ngoài tốt nhất. Người Chăm sớm tiếp nhận văn minh Ấn Độ. Cuối thế kỷ thứ II, đầu thế kỷ thứ III đã có chữ Phạn xuất hiện ở vùng Diên Khánh – Nha Trang. Tuy nhiên các cộng đồng người Chăm ở ven sườn núi không bị ảnh hưởng Ấn Độ giáo (người ta gọi là Chăm H’Roi). Người Chăm truyền thống đã tạo nên văn hóa rực rỡ cho riêng mình trước khi bị văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng, đó là văn hóa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi).
Thời trung đại:
Từ thế kỷ thứ IV ở miền Trung tồn tại một vương quốc tên là Lâm Ấp (Xứ Rừng). Từ đây đạo Bà La Môn giáo đã được vương triều Lâm Ấp chấp nhận gần như là quốc giáo. Tiến hành xây thánh địa Mỹ Sơn ở thượng nguồn sông Thu Bồn, dưới chân núi Chúa. Ở đoạn giữa sông Thu Bồn là kinh đô Simhapura (Trà Kiệu) và cuối nguồn nơi biển Cửa Đại là cảng Đại Chiêm. Đây là trung tâm quan trọng bậc nhất của lịch sử Chămpa kéo dài đến thế kỷ 11. ở Mỹ Sơn đã xây dựng được gần 70 tháp, nay còn khoảng 20 tháp. Đến thế kỷ VI, vương quốc Lâm Ấp được đổi thành vương quốc Chămpa (tên loài hoa Đại hay hoa Sứ biểu hiện sự tinh khiết mọc nhiều ở miền Trung; là tên của một thành phố cổ – nơi xuất phát của đạo Bà La Môn).
Từ thế kỷ XI, vương quốc lùi về Quy Nhơn với thành Đồ Bàn – Quy Nhơn.
Thế kỷ thứ VIII, IX có tiểu quốc ở xứ Kau–tha–ra (Nha Trang), Pôsanư (Phan Thiết). Thế kỷ XIII, XIV vương triều của họ ở Panduranga (Phan Rang) với tháp Pôklonggiarai và Pôrômê.
Thời nhà Lý, Đại Việt đã mở những trận đánh sang Chămpa, bắt nhiều tù binh (nghệ nhân tài giỏi) về phục dịch kinh thành Thăng Long.
Đến thời Trần, vua Chế Bồng Nga đã chỉ huy đội thủy binh 3 lần chiếm đánh Thăng Long, vua nhà Trần phãi bỏ chạy vào rừng. Đến lần thứ 4 thì bị thất bại. Nhà Trần với tinh thần Phật giáo: “Từ bi hỉ xả” đã gả công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân năm 1306. đổi lại vua Chế Mân dâng 2 ô Châu, Lý (từ Quảng Bình đến Bắc sông Thu Bồn) cho Đại Việt.
Ngày nay ở Huế vẫn còn đền thờ và lễ hội Huyền Trân tại điện Hòn Chén. Đến thời vua Lê Thánh Tông – thế kỷ XVI, ranh giới của Đại Việt đã tới Đèo Cả – Phú Yên (núi Đá Bia – Thạch Bia Sơn).
Đến năm 1695, Nguyễn Hữu Cảnh dánh tan phủ Thuận Thành ở Phan Rí, vương quốc Chămpa chính thức suy vong.
Khi vương quốc Chămpa suy vong cũng là lúc hình thành xứ Đàng Trong của Đại Việt vào năm 1558.
Tại Phú Xuân đã trải qua 9 đời Chúa, 13 đời Vua mở mang bờ cõi đất phương Nam như ngày nay. Riêng ở đời Chúa Nguyễn Phúc Ấn cuối thế kỷ XVIII, có phong trào Tây Sơn nổ ra ở Bình Định, đã lên ngôi thay Chúa Nguyễn khoảng 25 năm, dẹp được 2 kẻ thù xâm lăng lớn nhất lúc bấy giờ là: 29 vạn quân Thanh ở phía Bắc, và 25 vạn quân Xiêm ở phía Nan, với nhiều cải cách lớn, nhất là sự ra đời của Chữ Nôm.
Nhà Nguyễn đã để lại nhiều di sản văn hóa, truyền thống ở miền Trung như Kinh thành Huế, lăng, tẩm, đền, đài, đình, phố cổ,… Huế đã được Unesco ghi nhận là di sản văn hóa thế giới.
1858, Pháp đánh vào Đà Nẵng chuẩn bị thôn tính nước ta. Đến 1884, vua Tự Đức đã ký hàm ước Pa-trơ-nốt biến Trung kỳ thành xứ bảo hộ của Pháp, nhập vào Liên hợp Đông Dương của Pháp gồm 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
Nhiều phong trào yêu nước nổ ra như: phong trào Cần Vương với các cụ Trần Quý Cáp, Trịnh Phong, vua Hàm Nghi, Duy Tân, phong trào của cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
Từ khi Đảng Công sản ra đời, cách mạng miền Trung phát triển vượt bậc. Tại Huế, ngày 23 tháng năm 1945, vua Bảo Đại chính thức trao ấn kiếm cho chính quyền Cách mạng, chính thức thoái vị, kết thúc triều đình nhà Nguyễn ở miền Trung Việt Nam.
Thời chống Mỹ 1954 – 1975 đây là địa bàn chiến lược giáp ranh với Bắc Việt nên nhiều căn cứ quân sự hiện đại nhất của Mỹ được lập tại đây như: căn cứ Chu Lai ở Núi Thành – Quảng Nam, Nam Ô ở Đà Nẵng.
Nhiều trận đánh nổi tiếng ở miền Trung như: trận Chu Lai. Tết Mậu Thân ở Huế năm 1968, vụ thảm sát Mỹ Lai năm 1986 ở Quảng Ngãi, trận đánh ở Thành cổ Quảng Trị năm 1972.
Ngày nay với ưu thế lịch sử Chămpa để lại nhiều đền tháp đẹp, nhà Nguyễn để lại nhiều kinh thành, đền, chùa, nhiều căn cứ thời chống Mỹ cùng với các bãi biển đẹp, các món ăn ngon là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch Miền Trung.
Nói đến Simhapura, trước đây người ta thường nói đến ngôi đền chính trong Hoàng thành. Mỗi cạnh của nó dài tới 10m, chiều cao có thể lên tới 40m. Nếu còn đến ngày nay, rõ ràng đây là ngôi tháp đồ sộ nhất trong hàng kiến trúc Chămpa ở vùng Đông Nam Á.
Tags:
Học tập